Lịch sử Phe_kiến_chế_(Hồng_Kông)

Công hội và xã đoàn

Thời kì Anh Quốc thống trị Hồng Kông, các nhân sĩ mà đã ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm tổ chức công nhân như Công Liên Hội, đã có các tên gọi "trường học đỏ" như là trường Trung học Hương Đảo (Heung To Middle School) và trường Trung học Bồi Kiều (Pui Kiu Middle School, viết ngắn là PKMS); vào thời đó, Liên hội Học sinh đặc biệt Hồng Kông (gọi tắt Học Liên, viết ngắn là HKFS), Học Hữu xã (Hok Yau Club), v.v được hình dung là "căn chánh miêu hồng" (thuật ngữ "căn chánh miêu hồng" dụng ý tên gọi đặc thù trong những năm tháng đặc biệt, nói đến thân phận của một người, người đó xuất thân gia đình bần nông hoặc là người của gia đình quân nhân thường thường được đồng ý, và xuất thân phú nông hoặc là người của gia đình tư sản thường thường bị đả kích, xuất thân trẻ con bần nông được gọi là "căn chánh miêu hồng". Thời đại ngày nay nó dùng để ám chỉ Đảng Cộng sản Trung Quốc, người đời sau của các lão chiến sĩ cùng với những người trong gia đình là hậu nhân của các tiền bối cách mạng), chính là thế lực Hồng Kông thân Cộng sản. Suốt niên đại 50 của thế kỉ XX, phe cánh tả truyền thống bí mật tới lui chiến đấu với phe cánh hữu của Đảng Quốc dân Trung Quốc, nhưng nó bị trấn áp và kiềm chế trong thời gian dài bởi chính phủ thực dân Anh Quốc chống cự Cộng sản, đến cả những học sinh trong trường học của phe cánh tả truyền thống vì các trường học địa phương tẩy chay chế độ giáo dục của chính phủ Hồng Kông cho nên không thể học lên trường cao đẳng đào tạo chuyên nghiệp 3 năm. 

Vào năm 1967, phong trào Đại cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc đại lục lắng xuống, trong phe cánh tả truyền thống bao gồm ông Dương Quang (Yeung Kwong), ông Phí Di Dân (Fei Yimin), Tạ Hồng Huệ, Hoàng Kiến Lập, Vương Khoan Thành (Wang Kuancheng) bắt đầu cái gọi là phản Anh kháng bạo, tức phản đối sự thống trị của thực dân Anh Quốc, chống lại bạo lực[2][3]. Dù các hành vi chủ nghĩa khủng bố trong cuộc bạo động Hồng Kông năm 1967 của phe cánh tả truyền thống nhận được sự khiển trách rộng rãi trong dân chúng, từ đó ý nghĩ sợ hãi Cộng sản của một số người cho đến nay cũng không thể loại bỏ được, nhưng phe cánh tả truyền thống dứt khoát từ chối xin lỗi[4]

Vào niên đại 70 của thế kỉ XX là thời kì náo nhiệt sôi nổi, những cuộc vận động xã hội hừng hực mạnh mẽ, lấy ông Lương Cẩm Tùng (tên chữ Anh là Antony Leung Kam-chung) làm đại biểu của Hội đại học sinh Đại học Hương Cảng (viết ngắn là HKUSU), một nhánh họ hàng khác của phe quốc tuý thân Bắc Kinh, đã rất tích cực tham gia vào phong trào yêu nước bảo vệ các đảo Điếu Ngư (gọi tắt Bảo Điếu vận động) và phong trào Trung Văn (中文運動)[5], những năm 1980, các cuộc vận động ấy mặt đối mặt phái dân chủ với sự gay gắt tương đương vì vấn đề tiền đồ của Hồng Kông[6].

Ngày 10 tháng 07 năm 1992, theo dõi chặt chẽ sau khi Đảng Dân Chủ (tiền thân là Đồng minh Dân chủ Hương Cảng - điểm tụ họp, gọi tắt Cảng Đồng Minh, viết ngắn là UDHK), Đảng Tự Do (tiền thân là Trung tâm Tư nguyên cộng tác) thành lập, các nhân sĩ phe cánh tả truyền thống sáng lập Dân Kiến Liên (DAB), lấy ông Tăng Ngọc Thành (Jasper Tsang Yok-sing), Mã Lực, Trình Giới Nam (Gary Cheng Kai-nam), Diệp Quốc Khiêm (Ip Kwok-him), Dương Diệu Trung (Yeung Yiu-chung) làm người đứng đầu tham gia vào cuộc bầu cử Cục Lập pháp Hồng Kông, không ít các thành viên đến từ Công Liên Hội (HKFTU) và Liên hội nhân viên giáo dục Hương Cảng (gọi tắt Giáo Liên Hội, viết ngắn HKFEW). Năm 1997, họ gia nhập vào Hội Lập pháp lâm thời , đã phủ nhận rất nhiều pháp lệ mà được biết là "chướng ngại cho các hoạt động cơ cấu của Chính phủ đặc khu". 

Tập thể phe kiến chế truyền thống lấy Dân Kiến Liên, Công Liên Hội, Liên hội xã đoàn Tân Giới, Liên hội xã đoàn Cửu Long và Hội liên hợp tất cả các tầng lớp xã hội đảo Hương Cảng, v.v làm người lãnh đạo, nhưng Dân Kiến Liên là chính đảng lớn nhất của phe kiến chế. Một phần nhân sĩ của Chính phủ đặc khu Hồng Kông hỗ trợ sự lãnh đạo Lương Chấn Anh, dù ông ấy bị gọi với biệt xưng là "Lương Phấn 梁粉", một cách chơi chữ từ đồng âm 凉粉. Phe kiến chế thường có quan hệ xấu xa, ác độc với phái Dân chủ nói chung. 

Giới công nghiệp và thương buôn

Từ sau khi hợp nhất Hồng Kông vào Trung Quốc, ngành công thương chủ đạo một lèo các chính sách kinh tế của Chính phủ Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông. Chính đảng của ngành công thương hiện tại lấy Đảng Tự Do, Kinh Dân Liên (BPAHK), Đảng Tân Dân (NPP) làm người lãnh đạo. 

Phe thôn quê

Lấy các thành viên của Cục thôn quê Tân Giới, Liên hội xã đoàn Tân Giới (gọi tắt Tân Xã Liên, viết ngắn là NTAS) cùng với các thế lực thôn quê Tân Giới làm người lãnh đạo, trước năm 1997 phe thôn quê ủng hộ Chính phủ Hồng Kông thuộc Anh và Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, nhưng sau năm 1997 Hồng Kông trở về Trung Quốc, nó đã trở thành một trong những lực lượng chính trị "yêu Trung Quốc yêu Hồng Kông", kiên định ủng hộ Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, dùng nó để bảo hộ chở che những lợi ích đặc quyền của dân cư trú từ lúc đầu ở Tân Giới như một là đặc điểm chủ yếu. Một phần thành viên của phe thôn quê và Liên hội xã đoàn Tân Giới dùng danh nghĩa Dân Kiến Liên (DAB) tham gia tuyển cử.